Áp tải hàng, áp tải tiền, tài sản, áp tải các loại tài liệu, giấy tờ có giá trị. Nội dung bảo vệ chủ yếu là: tính mạng, sức khoẻ (không có nguồn gốc từ bệnh tật) và tài sản cá nhân đi theo người của người được bảo vệ.
I. BẢO VỆ CÁ NHÂN (hay còn là Vệ sỹ)
Tháp tùng bảo vệ cá nhân tại nơi làm việc, nơi cư trú và trong hoạt động giao tiếp, di chuyển.
Nội dung dịch vụ bảo vệ chủ yếu là: tính mạng, sức khoẻ (không có nguồn gốc từ bệnh tật) và tài sản cá nhân đi theo người của người được bảo vệ.
– Hộ tống: Đảm bảo an ninh, an toàn cho cá nhân hay một nhóm người di chuyển từ một địa điểm cố định này đến địa điểm khác trong thời gian được xác định.
– Bảo vệ trên đường vận chuyển: bảo vệ tài sản hàng hoá tiền bạc trên đường vận chuyển.
Nội dung dịch vụ bảo vệ chủ yếu là: sự an ninh, an toàn tài sản, hàng hoá và tiền bạc trên đường di chuyển.
Ghi chú: “Nội dung bảo vệ chủ yếu” được hiểu là những yêu cầu cơ bản của từng loại hình dịch vụ. Tuy nhiên không chỉ bó hẹp trong phạm vi đó, bởi trên thực tế nhu cầu khách hàng đa dạng hơn nhiều mà chúng tôi phải đáp ứng.
II. BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG (Tiền, vàng, kim loại quý, tác phẩm nghệ thuật, hàng hóa có giá trị….)
1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích:
Planet Security áp dụng nghiệp vụ để đưa ra các phương án cho quá trình giao nhận ca và vận chuyển hàng hóa đảm bảo an toàn tuyệt đối theo yêu cầu của khách hàng.
2. Yêu cầu:
– Bảo vệ an toàn tuyệt đối cho hàng hóa từ khâu giao nhận đến quá trình vận chuyển, không để cho các đối tượng tội phạm xâm hại hoặc làm hư hỏng mất mát.
– Quá trình vận chuyển phải đảm bảo giữ được nguyên mẫu mã và niêm phong kẹp chì trong quá trình vận chuyển.
– Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng, thời gian xuất phát, thời gian mà hàng hóa đến nơi.
– Yêu cầu nghiệp vụ:
+ Trong quá trình bảo vệ vận chuyển phải có các phương án ngụy trang, nghi binh đánh lạc hướng tới sự chú ý của đối tượng.
+ Giám sát chặt chẽ các bước giao nhận đến khi bàn giao.
2.NHỮNG NỘI DUNG CỤ THỂ
1. Công tác chuẩn bị:
– Cán bộ phụ trách sẽ căn cứ vào yêu cầu của khách hàng và khả năng đáp ứng cơ sở vật chất của Công ty để tiến hành xác định phương án bảo vệ quá trình vận chuyển.
– Tiến hành làm việc với hành khách để xin họ yêu cầu về hàng gì? Số lượng và giá trị là bao nhiêu?
– Tuyến đường vận chuyển, địa điểm vận chuyển, thời gian giao nhận, tập kết hàng hoá.
– Tiến hành tuyển chọn những cán bộ, nhân viên có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng những yêu cầu nhiệm vụ. Ngoài ra còn phải xét đến các yếu tố khác như chọn lựa phương tiện, các trang thiết bị, công cụ hỗ trợ phục vụ cho quá trình vận chuyển.
– Lập kế hoạch trinh sát các địa điểm tập kết hàng, tuyến đường mà phương tiện phải đi qua.
2. Vận chuyển bằng ôtô chuyên dùng:
– Khi xếp hàng lên xe hoặc dỡ hàng xuống địa điểm giao hàng nhất thiết phải có sự giám sát hoặc người mà chủ hàng đó uỷ quyền.
– Trách nhiệm: chịu trách nhiệm vận chuyển, bao ve an toàn cho hàng hoá.
– Không chịu trách nhiệm về những hàng hoá tốt xấu, thật giả.
– Cách làm: chuẩn bị vận chuyển bằng xe đặc chủng:
– Trong thời gian bốc xếp hàng lên xe yêu cầu chủ hàng phải có mặt để giám sát.
– Khi xếp hàng xong sẽ niêm phong, kẹp chì dưới sự chứng kiến của chủ hàng.
– Khi hàng đến nơi giao thì chủ hàng phải ký xác nhận hay biên bản mở niêm phong hàng hóa và đến khi giao hàng xong yêu cầu chủ hàng ký xác nhận đã nhận đủ hàng.
Nhất quyết không để xảy ra các tình trạng sau:
– Chủ hàng khiếu nại mất hàng vì khi hàng xuống họ không có mặt ở đó.
– Chủ hàng khiếu nại hàng bị đổi, bị đánh tráo, nhất là đối với mặt hàng giá trị như: kim loại quý, tiền, tác phẩm nghệ thuật, …
– Trong quá trình bốc xếp phải có lực lượng bao ve cảnh giới từ xa và các địa điểm xuống hàng, sẵn sàng ứng cứu và giải quyết mọi sự cố xảy ra.
– Đối với các hợp đồng vận chuyển theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng, luôn chú ý đến những sự cố xảy ra ở những lần vận chuyển trước để rút kinh nghiệm cho những lần tiếp theo.
– Ghi chép những nghi vấn, những hiện tượng lạ xuất hiện ở những địa điểm giao nhận hàng, trên đường vận chuyển, … Nếu thấy số lần đó trùng hợp nhiều lần thì báo cáo ngay với chỉ huy và phối hợp với các lực lượng khác cùng xác minh làm rõ.
– Trong trường hợp xe vận chuyển hàng hóa đang chạy đột ngột dừng lại nhân viên bao ve có trách nhiệm xử lý như sau:
* Không được rời khỏi nơi xe dừng.
* Báo cáo chỉ huy và các bộ phận có liên quan biết địa điểm và thời gian dừng xe.
* Tăng cường cảnh giác, quan sát cảnh giới xung quanh xe. Không để người ngoài hoặc các đối tượng khác tiếp cận được xe (dù là tò mò hay chủ ý, có ý định xấu).
* Xác minh rõ nguyên nhân của sự cố xe dừng lại là do đâu? Ví dụ như xe đột xuất hỏng chướng ngại vật, …… để báo cáo chỉ huy và các bộ phận liên quan biết đồng thời xin ý kiến chỉ đạo tiếp theo.
– Trên đường vận chuyển đến ngã 4 ngã 5 được bố trí đèn tín hiệu điều khiển giao thông, đường tàu hoả chạy qua nhân viên bảo vệ yêu cầu nhân viên lái xe bố trí tính toán tốc độ xe chạy để không được dừng lại trên đường vận chuyển.
– Trong trường hợp gặp sự cố ùn tắt giao thông ngoài ý muốn nhân viên công ty bảo vệ phải chú ý quan sát dòng người, phát hiện những đối tượng khả nghi muốn tiếp cận với mục tiêu, chú ý các đối tượng trộm cắp hay tụ tập ở các giao lộ để có biện pháp đề phòng . Đồng thời báo cáo cho chỉ huy biết thời gian địa điểm, lý do ùn tắc để phối hợp xử lý các vấn đề liên quan đến thời gian tập kết hàng.
– Trong quá trình vận chuyển nếu gặp đối tượng dùng xe phân khối lớn ép hoặc khống chế lái xe điều khiển phương tiện theo ý định thì nhân viên bảo vệ sẽ nhanh trí đối phó và tìm cách liên lạc ngay với chỉ huy để báo cáo chỉ huy và cơ quan cảnh sát gần nhất để phối hợp giải quyết.
– Trong quá trình vận chuyển mà phải đi theo một phương án, một tuyến đường đã được vạch sẵn. Nếu có sự cố xảy ra thì không được tự ý thay đổi tuyến đường đi mà phải báo cáo ngay về trung tâm chỉ huy để xin ý kiến chỉ đạo.
– Bố trí nhân viên bảo vệ đảm bảo an toàn hàng hoá trên đường vận chuyển:
– Trong quá trình bảo vệ vận chuyển hàng hoá thông thường, người chỉ huy ngồi ở vị trí xe đầu để chỉ huy chung và duy trì tốc độ của xe chạy, phát lệnh chiến đấu khi gặp tội phạm. Cấp phó ở xe sau cùng để quán xuyến đoàn xe và thường xuyên liên lạc với chỉ huy trưởng. Những xe chạy quãng giữa thường được bố trí từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ, 1 người ngồi ở ca bin và 2 người ngồi ở trong thùng xe để trực tiếp bảo vệ hàng hoá. Nếu lượng hàng hoá chỉ có 1 xe chuyên chở thì chỉ huy ngồi ở ca bin còn nhân viên ngồi ở thùng xe trực tiếp áp tải và bảo vệ hàng hóa.
PHƯƠNG ÁN:
- Khi thực hiện Dịch vụ bảo vệ áp tải tiền, hàng hóa có giá trị phải có các phương án ngụy trang, nghi binh đánh lạc hướng tới sự chú ý của đối tượng.Giám sát chặt chẽ các bước giao nhận đến khi bàn giao hoàn tất tiền, hàng hóa áp tải cho Khách hàng.
- Cán bộ Chỉ huy Dịch vụ bảo vệ áp tải tiền, hàng hóa có giá trị căn cứ vào yêu cầu của khách hàng, lập phương án bảo vệ quá trình vận chuyển.
- Chỉ huy bảo vệ chuyến hàng phải nắm rõ lịch trình của đơn vị Chủ quản: có bao nhiêu người cùng tham gia, tên tuổi, chức vụ từng người.
- Phương tiện sử dụng là gì? Lái xe tên gì? Lộ trình từ đâu đến đâu? Thời gian xuất phát và thời gian kết thúc chuyến áp tải.
- Xác định tính chất hàng hóa bảo vệ áp tải, giá trị, thể tích, hình dạng, độ bền, số lượng…
- Xác định tính quan trọng của chuyến hàng, đề mục đích yêu cầu cụ thể, người thích hợp thực hiện công việc, về kỹ năng, phẩm chất đạo đức…
- Lập kế hoạch trinh sát các địa điểm tập kết hàng, tuyến đường mà phương tiện phải đi qua.
- Chọn chỗ ngồi thích hợp trên xe để quan sát cả trước và sau cũng như hai bên thành xe.
- Việc bốc xếp tiền, hàng hóa có giá trị phải có sự giám sát của nhân viên Chủ quản và Bảo vệ, cùng giám sát tại địa điểm lên xuống hàng.
- Mọi thông tin về số xe, số lượng tiền, hàng hóa, kế hoạch di chuyển, thời gian, số lượng người tham gia và số lượng Bảo vệ đều phải tuyệt đối giữ bí mật.
- Đề phòng sự tấn công của tội phạm xảy ra trên đường đi. Đặc biệt chú ý các đặc điểm khác thường xảy ra khi xe bắt đầu di chuyển.
- Khi hoàn thành nhiệm vụ, Nhân viên Bảo vệ phải ghi nhận tình hình vào sổ nhật ký, xin chữ ký xác nhận của lãnh đạo Chủ quản.
- Sự cố và biện pháp giải quyết
- Xe phải đi đúng tuyến không thay đổi lộ trình. Nếu có sự thay đổi lái xe phải xin ý kiến của Nhân viên Bảo vệ và Nhân viên Văn phòng.
- Khi đèn đỏ, tắc nghẽn giao thông, xe hư hỏng… Nhân viên Bảo vệ phải quan sát kỹ xung quanh khu vực xe, phát hiện các hiện tượng nghi vấn khác thường phải nói cho lái xe và người đi cùng để cảnh giác và phối hợp hỗ trợ.
- Nếu có tình huống xấu xảy ra trên đường, bị đánh cướp tiền, hàng hóa. Nhân viên Bảo vệ phải nhận dạng trang phục, đặc điểm, hướng chạy, biển số xe, loại xe của tội phạm, điện thoại báo ngay cho cảnh sát và Ban lãnh đạo Chủ quản biết.